Hậu quả Tháng Mười Ba Lan

Tin tức về sự kiện ở Ba Lan đến tai dân Hung bằng Đài Châu Âu tự do giữa ngày 19 và 22 tháng 10 năm 1956. Cuộc biểu tình sinh viên ủng hộ Gomułka ở Budapest yêu cầu các cải cách tương tự ở Hung là một trong các sự kiện châm ngòi Cách mạng Hung năm 1956,[20] giúp sao lãng Liên Xô mà bảo đảm Tháng Mười Ba Lan thành công.[7]

Trong các bài diễn văn công khai, Gomułka chỉ trích khó khăn của chủ nghĩa Stalin và hứa hẹn cải cách để dân chủ hóa đất nước, được xã hội Ba Lan hăng hái đón nhận. Giữa tháng 11, Gomułka đã giành được quyền lợi đáng kể trong khi đàm phán với Liên Xô: hủy nợ đang có của Ba Lan, các điều kiện mậu dịch ưu đãi, từ bỏ tập thể hóa nông nghiệp Ba Lan không phổ biến, do Liên Xô áp đặt và cho phép chính sách tự do hóa với Hội Công giáo La Mã.[7] Tháng 12, địa vị của Bộ đội phương Bắc là quân Liên Xô ở Ba Lan cuối cùng được cố định.[21]

Sau các sự kiện tháng 10, Rokossovsky cùng nhiều "cố vấn" Liên Xô khác rời Ba Lan, báo hiệu Nga sẵn sàng cho cộng sản Ba Lan được độc lập hơn chút. Chính quyền Ba Lan rửa tội nhiều nạn nhân thời kỳ Stalin, nhiều tù nhân chính trị khác được thả, bao gồm hồng y Stefan Wyszyński.[22] Cuộc bầu cử lập pháp năm 1957 tự do hơn năm 1952 nhiều, tuy vẫn không coi là tự do theo các tiêu chuẩn phương Tây.[23]

Tuy nhiên, Gomułka không thể và không muốn chối bỏ chủ nghĩa cộng sản hay thống trị Liên Xô, nhưng chỉ có thể dẫn dắt Ba Lan được độc lập hơn và đến "chủ nghĩa cộng sản dân tộc Ba Lan".[2][7] Do các tham vọng hạn chế có Liên Xô công nhận nên cách mạng Ba Lan tiết chế thành công trong khi ở Hung thì thất bại.[2] Norman Davies tóm gọn ảnh hưởng là biến Ba Lan từ nước bù nhìn thành nước phụ thuộc; Raymond Pearson cũng nhận xét Ba Lan thay đổi thành nước tự trị từ thuộc địa Liên Xô.[7]

Lời hứa theo "Con đường Ba Lan đến chủ nghĩa xã hội" hợp với truyền thống, khuynh hướng quốc gia hơn làm nhiều dân Ba Lan cho cuộc đụng độ kịch tích năm 1956 là dấu hiệu chuyên chính sắp kết thúc.[4] Ban đầu rất phổ biến vì các cải cách[24] đương thời lạc quan gọi là "Giải đông Gomułka", ông dần dần giảm đối lập với áp lực Liên Xô, và các hy vọng cải cách chính trị lớn ở Ba Lan cuối thập niên 50 thay bằng bất mãn gia tăng trong thập niên 60. Sau cùng, Gomułka thất bại trong việc cứu chủ nghĩa cộng sản—hay xã hội—ở Ba Lan.[2]

Xã hội Ba Lan được tự do hơn (ví dụ, các thành tựu của Trường Điện ảnh Ba Lan và phim như Tro tàn và Kim cương) và xã hội dân gian bắt đầu phát triển, nhưng quá trình dân chủ hóa nửa chừng không đủ thỏa mãn công chúng.[2] Khi Khủng hoảng chính trị tháng 3 năm 1968 xảy ra, Giải đông Gomułka đã kết thúc từ lâu, và các vấn đề kinh tế gia tăng cùng bất bình đại chúng sau cùng phế truất Gomułka năm 1970, trớ trêu thay trong tình hình tương tự với các cuộc biểu tình đã cho ông lên nắm quyền.[2][4]

Dù sao thì vài nhà khoa học xã hội như Zbigniew Brzezinski và Frank Gibney gọi các cải cách là cách mạng, tuy ít mãnh liệt hơn ở Hung nhưng ảnh hưởng thậm chí sâu sắc hơn đối với Khối miền Đông.[2] Timothy Garton Ash gọi Tháng Mười Ba Lan là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử Ba Lan sau chiến cho đến khi công đoàn Solidarity nổi dậy.[25] Giáo sư lịch sử Iván T. Berend nhận định rằng tuy ảnh hưởng Tháng Mười Ba Lan trong Khối miền Đông có thể còn nhiều nghi vấn, sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Ba Lan an bài từ đấy.[2]

Chính khách cánh hữu Ba Lan Janusz Korwin-Mikke, biết đến vì chỉ trích kịch liệt chủ nghĩa xã hội cộng sản, nhận xét rằng Ba Lan "giành lại độc lập" năm 1956 và "thời đại cộng sản kết thúc trong thật tế" vì Giải đông Gomułka chứ không phải các sự kiện năm 1989.[26][27]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tháng Mười Ba Lan http://www.britannica.com/eb/article-28216 http://www.britannica.com/eb/article-9079145 http://www.country-studies.com/poland/from-stalini... http://www.country-studies.com/poland/gomulka-and-... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://info-poland.buffalo.edu/classroom/longhist6... http://sipa.columbia.edu/regional/ECE/gluchowski.p... http://www.gwu.edu/~nsarchiv/NSAEBB/NSAEBB76/doc5.... http://mek.oszk.hu/01200/01274/01274.pdf http://www.culture.pl/web/english/culture-full-pag...